Chức năng chính của máy khoan từ khoan khoan và cắt. Tuy nhiên, có một số model được trang bị thêm khả năng taro (đảo chiều quay để tạo ren) như MDT140, Magtap30, MDT55... Bài viết này sẽ phân tích về chức năng taro trên 3 model máy khoan từ kể trên.
Trước hết phải khẳng định, máy khoan từ không phải là một thiết bị máy taro chuyên nghiệp, do đó khả năng taro chỉ ở mức độ tạm chấp nhận, sử dụng với mục đích "chữa cháy" là chủ yếu. Máy khoan từ không có các ngưỡng hành trình để quản lý độ sâu cần taro, không có chế độ tự động đảo chiều quay...do đó để sử dụng tốt chức năng taro, người sử dụng đòi hỏi phải phải có kinh nghiệm và tay nghề.
Taro bằng máy khoan từ
- Khoan lỗ trước khi taro, kích thước lỗ khoan phụ thuộc đường kính và bước ren của mũi taro
- Gắn mũi taro vào máy
- Xác định tâm cho mũi taro sau đó bật đế từ để cố định vị trí máy.
- Chọn tốc độ phù hợp với kích thước lỗ
- Bật nút FOV/REV về phía tay trái (FOR) để mũi taro quay chiều thuận, nhấn nút ON sau đó từ từ kéo cần máy xuống đển bắt đầu quá trình taro đi xuống. Sau khi taro đạt đủ độ sâu, lập tức nhấn nút OFF để động cơ ngừng hẳn rồi gạt nút FOV/REV về vị trí REV, tiếp theo nhấn nút ON đồng thời dùng tay nâng dần cần máy lên để mũi taro từ từ quay ngược lên.
1. Khi taro phải sử dụng nhớt để thay thế cho dung dịch làm mát, phải nới lỏng các con ốc khóa hành trình của đầu khoan sao cho đầu khoan có thể di chuyển lên xuống một cách tự do.
2. Lựa chọn đúng tốc độ để taro, tốc độ phụ thuộc vật liệu và kích thước lỗ cần taro
3. Máy khoan từ không có khả năng tự động đảo chiều quay, do đó, người sử dụng phải đặc biệt chú ý và cẩn thận khi taro.
4. Trong quá trình taro, tay phải của công nhân luôn phải đặt tại vị trí nút đảo chiều quay để bảo đảm rằng có thể dừng quá trình taro bất cứ lúc nào. Sẽ rất nguy hiểm, nếu không dừng quá trình taro kịp thời.
5. Không để cho mũi taro đi qua hết bề dày vật liệu
6. Không được đảo chiều quay của động cơ một cách đột ngột.
Nếu không thể dừng taro kịp thời thì khi gặp sự cố, hậu quả xẩy ra nếu nhẹ là gãy mũi, nặng thì có thể gẫy hoặc phá hỏng luôn các bộ phận của máy. Dưới đây là 3 trường hợp bắt buộc phải dừng quá trình taro đi xuống kịp thơi:
- Trường hợp quá tải, kẹt mũi.
- Trường hợp taro trên vật liệu dày, có thể hành trình đi xuống đã hết nhưng phần răng vẫn còn ăn trên vật liệu nên dẫn đến hiện tượng mũi vẫn chịu tải kéo đi xuống theo bước răng trong khi thực tế nó không thể đi xuông thêm.
- Khi taro trên các lỗ khoan không thủng (lỗ mới khoan được một phần)
Có thể tháo bớt hoặc chuyển hẳn các tay quay của máy về phía bên trái của máy để các tay quay này không làm vướng các nút điều khiển. Kinh nghiệm cho thấy một số trường hợp, trong lúc taro đi xuống, chính các tay quay này đã gạt luôn tay của công nhân ra khỏi bảng điều khiển của máy, dẫn tới việc công nhân không thể dừng kịp taro.